...
Home » , » Đại cương về Thực phẩm chức năng

Đại cương về Thực phẩm chức năng

Written By Unknown on 2013/05/27 | 19:45


Phần I: Đại cương về Thực phẩm chức năng

Chương I: Đặc điểm tiêu dùng thực phẩm hiện nay và vấn đề sức khoẻ.



I. Đặc điểm tiêu dùng thực phẩm hiện nay. [3, 4]


1. Tính toàn cầu.

+ Ưu điểm:
- Toàn cầu hoá là xu thế không thể tránh khỏi của thế kỷ XXI, nó là quy luật của sự phát triển của nhân loại. Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, lần đầu tiên đến Việt Nam đã phát biểu ví von: “Toàn cầu hoá là ngồi ở New York được ăn mướp đắng của Việt Nam, và được uống cà phê Buôn Mê Thuột; là một người Mỹ cũng có thể cảm nhận sâu sắc một câu Kiều hay một áng thơ Hồ Xuân Hương”.
- Tiếp cận và mở rộng thị trường.
·     Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
·     Tiếp cận được các thông tin về thị trường.
·     Thúc đẩy áp dụng phương pháp quản CLVSATTP theo chuẩn quốc tế (GMP, GHP, HACCP).
- Tạo cơ hội cho liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm.
- Có cơ hội được lựa chọn các loại thực phẩm đa dạng, đáp ứng thị hiếu và cảm quan ngày càng phát triển.

+ Nguy cơ:
- Năng lực kiểm soát ATTP, trong đó có việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu còn hạn chế:
·     Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, thanh tra chưa đầy đủ và đồng bộ.
·     Hệ thống văn bản pháp luật về ATTP còn thiếu và trồng chéo.
·     Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn quá thiếu, lạc hậu và bất cập.
·     Các cơ sở xét nghiệm còn phân tán, trình độ thấp.
- Điều kiện VSATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phần lớn chưa đảm bảo, năng lực kiểm soát thực phẩm nhập về còn hạn chế.
- Các mối nguy ATTP dễ phát tán toàn cầu (BSE, H5N1…).

2. Ăn uống ngoài gia đình.

+ Ưu điểm:
- Xu thế ăn uống ngoài gia đình tăng lên.
- Thuận lợi cho công việc, nhất là công chức, sinh viên, học sinh, doanh nhân, lao động tự do.
- Có cơ hội lựa chọn thực phẩm và dịch vụ theo nhu cầu.

+ Nguy cơ:
- Thực phẩm không đảm bảo CLVSATTP do nguyên liệu và giá cả.
- Nhiều nguy cơ ô nhiễm từ môi trường và từ dịch vụ chế biến, phục vụ.
- Dễ sử dụng lại thực phẩm đã quá hạn.

3. Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay.

+ Ưu điểm:
- Xu thế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, ăn ngay ngày càng gia tăng.
- Tiết kiệm được thời gian cho người tiêu dùng.
- Thuận tiện cho sử dụng và công việc.

+ Nguy cơ:
- Dễ có chất bảo quản.
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng: Vitamin, hoạt chất sinh học…
- Dễ ô nhiễm từ vùng này sang vùng khác theo sự lưu thông của thực phẩm.

4. Các thay đổi trong sản xuất thực phẩm.

+ Ưu điểm:
- Việc trồng trọt, chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, tập trung ngày càng phát triển.
- Các giống có năng suất chất lượng cao được áp dụng ngày càng rộng rãi.
- Chủng loại cây, con ngày càng phong phú.

+ Nguy cơ:
- Sử dụng hoá chất BVTV bừa bãi còn phổ biến.
- Sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y còn nhiều vi phạm.
- Còn hạn chế trong bảo quản, sơ chế nông sản thực phẩm, trên một nền tảng nông  nghiệp lạc hậu, phân tán.

5. Công nghệ chế biến thực phẩm.

+ Ưu điểm:
- Nhiều công nghệ mới được áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi chế tạo ra các sản phẩm có chất lượng VSATTP cao (công nghệ gen, công nghệ chiếu xạ, công nghệ đóng gói…).
- Nhiều thiết bị chuyên dụng được áp dụng: tủ lạnh, lò vi sóng, lò hấp, nồi cách nhiệt…
- Nhiều công nghệ thủ công, truyền thống được khoa học và hiện đại hoá, tạo ra các sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng.

+ Nguy cơ:
- Tăng sử dụng nguyên liệu thô từ nhiều nước, dẫn tới nguy cơ lan truyền các bệnh qua thực phẩm.
- Đánh giá nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới còn hạn chế, chưa dựa trên nguyên tắc thoả thuận và hội nhập quốc tế và có sự tham gia của cộng đồng.
- Chế biến thủ công, lạc hậu, cá thể, hộ gia đình còn khá phổ biến (nấu rượu, làm bánh kẹo, chế biến nông sản thực phẩm…).

II. Sức khoẻ sung mãn. [26, 27, 28]

1. Định nghĩa về sức khoẻ.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khoẻ được định nghĩa như sau:
“Sức khoẻ là trạng thái thoải mái đầy đủ (toàn diện) về thể chất, tâm thần và xã hội; chứ không phải chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật”.
Như vậy, sức khoẻ được hiểu là:

+ Về thể chất:
- Có thể lực tốt.
- Không ốm đau.
- Không có bệnh  hay khuyết tật.

+ Về tâm thần:
- Trạng thái thoải mái tối ưu về mặt sinh học - xã hội - tâm lý.
- Cho phép thích nghi nhanh chóng các biến đổi của môi trường.
- Giữ được lâu dài khả năng hoạt động, lao động có hiệu quả.

+ Về xã hội, hài hoà về:
- Mối quan hệ cá nhân - cộng đồng - gia đình.
- Việc làm, lao động, học tập, sinh hoạt.
- Các quy tắc, luật lệ, dịch vụ an sinh xã hội.

2. Sức khoẻ sung mãn.
Sức khoẻ sung mãn là tình trạng sức khoẻ có chất lượng cao nhất mà một đời người có thể đạt được trong suốt quãng đời của mình. Sức khoẻ sung mãn là tình trạng không gặp phải:
- Chứng viêm khớp.
- Bệnh loãng xương.
- Cao huyết áp.
- Bệnh động mạch vành.
- Bệnh tiểu đường.
- Béo phì.
- Đột quỵ.
- Chứng mất trí.
- Ung thư…

3. Biện pháp đảm bảo sức khoẻ sung mãn: (xem hình 1).
Muốn có sức khoẻ sung mãn, cần phải kết hợp 3 yếu tố cơ bản sau đây:

3.1. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng.
- Chế độ ăn uống phù hợp với giai đoạn của cuộc đời.
- Chế độ ăn uống phù hợp với đặc điểm sức khoẻ mỗi người.
- Chế độ ăn uống tăng cường chất lượng, hợp lý về số lượng.
- Bổ sung TPCN (vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học).

3.2. Vận động thân thể.

+ Tác dụng của vận động:
- Vận động là nhu cầu cấp thiết của đời sống, làm cho cơ thể không ngừng phát triển, thích ứng ảnh hưởng bất lợi của môi trường.
- Vận động bảo vệ cho con người khỏi trì trệ, thoái hoá.
- ảnh hưởng tới sự phát triển các chức năng của cơ thể (chức năng vận động tốt hơn, cảm giác tốt hơn và các chức năng của nội tạng, thần kinh tốt hơn).
- Giúp cho tiêu hoá, chuyển hoá tốt hơn và hiệu quả hơn.

+ Nguyên tắc vận động:
- Toàn diện: cả sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
Hình 1: Các yếu tố đảm bảo sức khoẻ sung mãn.
suckhoe.jpg
- Nâng dần: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.
- Thường xuyên: tập mới ôn cũ, rèn luyện theo chu kỳ đều đặn.
- Thực sự thực tế: ví dụ bơi lội, đi bộ, khiêu vũ, tập tại nhà, tập tại các trung tâm, sân bãi, tập các môn thể thao phù hợp, tập khí công dưỡng sinh…

3.3. Giải toả căng thẳng.

+ Kết hợp hài hoà giữa làm việc, ngủ, nghỉ, thể dục thể thao và giải trí.

+ Có phương pháp và thái độ thích hợp đối với các kích thích cảm xúc như: vui, 
buồn, giận, cáu, lo sợ, căng thẳng…

+ Rèn luyện tinh thần để giữ được “Tam tâm”.
- “Tâm bình thường”: có sự mãn nguyện trong công tác, học tập, không có tham vọng quá cao, cuộc sống vui vẻ, lạc quan và hy vọng.
- “Tâm bình thản”: không ham danh lợi, địa vị, khi thành đạt vẫn bình thường khiêm tốn, khi thất bại, gặp khó vẫn bình tĩnh, thuận theo lẽ tự nhiên, cuộc sống lúc nào cũng bình thản, hãy chấp nhận quá khứ, đối mặt với hiện tại, tận hưởng hôm nay và mong đợi ngày mai.
- “Tâm bình hoà”: giữ được mối quan hệ hài hoà giữa người với người trong giao tiếp, trong cuộc sống gia đình, tránh “Bụng dạ hẹp hòi, tiểu nhân, ích kỷ”. Ghen tỵ là thuốc độc mạn tính, là mối họa cho sức khoẻ.

III. Thực hành tốt giữ gìn sức khoẻ. [3, 4]

1. Người tiêu dùng thông thái.
Trong điều kiện thực phẩm ở nước ta chưa được kiểm soát, nhiều nguy cơ đe doạ sức khoẻ con người, đồng thời mỗi ngưòi có đặc điểm khác nhau, do đó, mỗi người phải biết cách tự bảo vệ mình và có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng. Muốn thế, phải trở thành “Người tiêu dùng thông thái”.
Người tiêu dùng thông thái” cần phải:

1.1.   Biết cách chọn, mua thực phẩm an toàn.
- Chọn, mua các thực phẩm tươi sống.
- Chọn mua các thực phẩm bao gói sẵn.
- Chọn mua đồ uống, gia vị…

1.2. Biết cách chế biến thực phẩm an toàn.
- Biết cách thực hành tốt chế biến thực phẩm (10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn).
- Biết cách bảo quản thực phẩm an toàn.
- Biết cách rửa rau quả, nấu, nướng thực phẩm đảm bảo chất lượng VSATTP.

1.3. Biết cách sử dụng thực phẩm an toàn.
- Biết lựa chọn các dịch vụ thực phẩm an toàn (chọn các cơ sở cung cấp dịch vụ, các cửa hàng ăn uống…).
- Biết cách sử dụng các thực phẩm phù hợp với sức khoẻ, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật.

1.4. Là một tuyên truyền viên và thanh tra viên về ATTP.

2. Sử dụng thực phẩm chức năng  tăng cường sức khoẻ.
Thực phẩm chức năng có thể được sử dụng cho cả người ốm và người khoẻ, do đó mỗi người  nên:
- Lựa chọn 1-3 loại TPCN phù hợp để dùng hàng ngày.
- Lựa chọn loại TPCN nhằm hỗ trợ, tác động vào chức năng mà cơ thể đang cần (ví dụ giảm cholesterol, giảm đường huyết, chống rối loạn đại tràng, tăng khả năng miễn dịch, tăng sinh lực, làm đẹp da, chống các bệnh tim mạch, xương khớp…).
- Chọn các sản phẩm đã được công bố tại Cục ATVSTP/ Bộ Y tế.
- Xem kỹ nhãn mác của sản phẩm, chú ý hạn sử dụng.
- Hiểu rõ tác dụng, cơ chế.
- Chọn sản phẩm của các hãng có lịch sử chất lượng, an toàn và hiệu quả.



























Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : POWERFUL System | Net+ | Net Plus
Copyright © 2013. Network Marketing - MLM - KDTM - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Phạm Minh Đức
Proudly powered by Blogger